QUẦN JEANS CÓ TỪ KHI NÀO?

           Bắt nguồn từ những chiếc quần chỉ dành cho công nhân đào vàng ở Mỹ, Jeans hiện nay đã và đang vươn lên trở thành chiếc quần phổ trang nhất toàn cầu.


           Quần jeans là loại trang phục mang đến vẻ bụi bặm, mạnh mẽ nhưng không kém phần năng động khi được phối cùng với bất kì trang phục nào. Quần jeans đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, từ một chiếc quần cho một vài giai cấp nghèo nàn nhất định, giờ đây đã trở thành xu hướng và item bất hủ của thời đại.


QUẦN JEANS BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?


           Chiếc quần jeans bắt đầu từ những năm 1848 khi công cuộc đào vàng bùng nổ tại California và nhiều người đã di cư đến đây làm việc với mong muốn thay đổi cuộc sống.


QUẦN JEANS CÓ TỪ KHI NÀO 1


           Làm việc với thời tiết khắc nghiệt cùng với sự khó khăn về công việc, những người công nhân không biết tìm ở đâu ra cho mình một bộ trang phục làm việc vừa bền vừa phù hợp với hoàn cảnh công việc. 


           Đến năm 1853, người đàn ông tên Levi Strauss rời khỏi New York để chuyển đến sinh sống tại San Francisco, California. Đến đây, ông bắt đầu kinh doanh sự nghiệp của mình một cách thật tình cờ.


           Hôm ấy, có một người công nhân than phiền với Strauss rằng anh ta không thể kiếm được một loại quần nào đủ bền và đủ chắc để phục vụ cho công việc của anh ta. Từ đó, một ý tưởng kinh doanh đã nảy ra trong đầu ông Strauss. Ông nghĩ:” Tại sao không thử chế tạp ra mẫu quần nào đúng với ước nguyện của những người công nhân này khi mà công cuộc đào vàng đang được phát triển và số công nhân lại ngày càng đông?”. Ông quyết định làm ra chiếc quần đáp ứng nhu cầu của những người thợ.


           Ông bắt đầu thiết kế quần jeans đầu tiên bằng những tấm vải dựng lều trại. Chỉ trong một ngày, Ông Strauss đã bán hết toàn bộ trang phục từ những tấm vải dựng lều trại mà ông làm ra, cũng như kiếm được nhiều tiền hơn từ sự nhạy bén của mình.

           

           Sau đó, Strauss tìm ra và mua một loại vải chéo mềm hơn nhưng có bộ đền và chắc ăn tương tự. Loại vải này có nguồn gốc từ một thành phố ở Pháp, Nîmes, còn được gọi là "Serge de Nîmes". Những người thợ đào vàng này thích loại vải này hơn và họ đặt tên cho nó là "denim" (từ de Nîmes). Ngài Levi Strauss đã đặt tên cho thiết kế của ông là “waist overalls”, sau này được mọi người gọi là quần jeans.    

         

QUẦN JEANS CÓ TỪ KHI NÀO 2


           Sau đó, Strauss tiếp tục nhuộm vải Denim thành màu xanh để tranh bị bám bẩn khi công nhân làm việc. Đồng thời, Jacob Davis - một thợ may và khách hàng của Levi Strauss - nhận thấy được tính chất công việc nặng nhọc của những người thợ đào vàng, đã nảy ra ý tưởng đinh tên vài chiếc túi quần jeans để giúp cho chiếc quần bền chặt hơn cũng như công nhân có thể tiện lợi hơn khi làm việc.


           Đến năm 1872. Jacob đã yêu cầu Strauss trả tiền cho sự sáng tạo của mình và ngài đã đồng ý. Vào ngày 20/5/1873, Strauss và Davis được nhận bằng sáng chế cho mẫu quần jeans huyền thoại và được ứng dụng cho đến ngày nay.


SỰ LAN TỎA CỦA QUẦN JEANS


           Từ sau khi Levis Strauss sáng chế ra chiếc quần jeans đầu tiên cho những người công nhân đào vàng và được công nhận, mẫu quần này được ưa chuộng và lan tỏa toàn thế giới. Từ đó, ông bắt đầu tiến đấu và sáng tạo ra nhiều mẫu mã, hình dáng khác nhau phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.


           Quần jeans được lăng xê nhiều hơn vào thế kỉ 20, khi Hollywood làm phim về những chàng cao bồi cùng hình ảnh chiếc quần jeans bụi bặm thể hiện tính hoang dại và chất hoang dã của chàng cao bồi Mỹ. Đồng thời, do sự phát triển rộng rãi khi phụ nữ cũng diện quần jeans, điều này đã làm cho cả thế giới phải kinh ngạc và khiến cho quần jeans ngày càng được ưa chuộng.


           Chưa dừng lại ở đó, cả thế giới đều phát hiện ra mẫu quần jeans với tính bền cao như vậy không chỉ được mặc khi làm việc, họ còn có thể mặc trong nhiều trường hợp khác nhau. Do thế, quần jeans ngày càng được sở hữu và trở thành item không thể thiếu trong thời trang của phái nam lẫn phái nữ.


QUẦN JEANS CÓ TỪ KHI NÀO 3


           Quần jeans lại thông dụng hơn khi các chàng trai diện quần jeans đi học tại các trường đại học để thể hiện tính chất chừ và cá tính riêng của mình. Những mẫu quần jeans biến tấu với màu sắc nổi bật hơn, thiết kế thêu, vẩy sơn càng làm nổi bật vẻ đẹp của quần jeans.


           Những mẫu quần jeans nữ cũng ngày càng nổi bật hơn với thiết kế ôm sát cơ thẻ, tôn lên những đường cong quyến rũ nhưng vẫn kín đáo của người phụ nữ. Xuất hiện muộn nhưng loại thời trang này ngày càng được phát triển và biến tấu đa dạng.


           Thời kì 80 là thời kì đỉnh cao của quần jeans, khi nhiều nhà thiết kế bắt đầu ứng dụng quần jeans vào bộ sưu tập thiết kế thời trang cho nam, nữ.


           Thời gian sau, mặc dù tốc độ phát triển của quần jeans không còn mạnh mẽ và vượt bậc như trước nhưng vị thế của quần jeans trong bộ sưu tập thời trang của mọi người vẫn chiếm một chỗ đứng vững chắc. 


QUẦN JEANS CÓ TỪ KHI NÀO 4


QUY TRÌNH CHẾ TẠO QUẦN JEANS


             Để mang đến cho mọi người một chiếc quần jeans đúng chuẩn, những người thợ làm đã phải dành ra hàng giờ liền cùng nhiều công đoạn tỉ mỉ, chu đáo để cho ra đời những mẫu quần jeans với phom dáng đạt chuẩn.


             Đồng thời, quá trình sản xuất bắt đầu bằng công đoạn thu hoạch bông, nhuộm sang màu chàm để giúp chiếc quần jeans giữ màu lâu hơn, trâu hơn với thời gian. Sợi bông sẽ được phủ một lớp keo mỏng để tăng độ bền và trở nên cứng cáp hơn. Sau đó, sợi nhuộm được dệt trên thoi để tạo thành chất liệu vải mang tên Denim.


             Công đoạn tiếp theo là công đoạn hoàn thiện bằng cách loại bỏ các chỉ thừa để giúp vải không bị xoắn và co. Sau đó, vải denim được xếp thành nhiều lớp dày và cắt theo phom dáng có sẵn để tạo ra các chi tiết khác của quần jeans


QUẦN JEANS CÓ TỪ KHI NÀO 5


             Để chế tạo ra một chiếc quần jeans, các thợ may đã phải ghép hơn 10 miếng vải khác nhau như túi quần, thân quần, đại quần,...  Tại thời điểm này, chiếc quần jeans vẫn chưa thể xuất xưởng. Sau khi may xong, chúng được mang đi nhuộm nhiều màu sắc khác nhau, được độ mài, xử lý sờn hay rách. 


             Giai đoạn hoàn thiện cuối cùng bao gồm đính nút, may nhãn mác, ủi và đóng gói rồi được chuyển tới cửa hàng tiêu thụ.


             Từ một chiếc quần mua có vẻ rẻ tiền nhưng công đoạn chế biến lại không hề đơn giản tí nào. Một sản phẩm vừa bền và vừa thời trang như chiếc quần jeans quả là một items bất hủ của thời đại. 


           Liên hệ chúng tôi để chúng tôi kịp thời hỗ trợ bạn những xu hướng khi lựa chọn những bộ đồng phục chốn công sở phù hợp và trang trọng nhất. Sự thành công của bạn chính là động lực để chúng tôi tồn tại và phát triển.

 

Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến 
Đại lý Việt Tiến chính thức tại TpHCM 
Chi Nhánh 1: 818 Cách Mạng Tháng Tám Phường 05 Quận Tân Bình TpHCM
Chi Nhánh 2: 238 Phan Đình Phùng Phường 1 Quận Phú Nhuận TpHCM
Hotline: 0908039206 – 0907790061
Email: dailyviettien@gmail.com 
Website: dailyviettien.com.vn
Facebook: fb.com/dailyviettien.com.vn