Gucci: Cuộc chiến khốc liệt giữa hai ông trùm hàng hiệu thống trị làng mốt Thế Giới


              Chỉ những người thật sự yêu thích và say mê vào Gucci mới có thể biết được mọt số câu chuyện thú vị và gay cấn của Gucci. Một trong những câu chuyện hồi hộp mà Gucci phải đối mặt đó chính là Cuộc chiến pháp lý khốc liệt kéo dài 2.5 năm giữa hai ôm trùm tỷ phú hàng hiệu thống trị làng mốt Thế giới

 

Gucci 1

 

              The House of Gucci, hay được biết đến ngắn gọn là Gucci, là một biểu tượng thời trang sở hữu bởi Italia và Pháp, một nhãn hiệu đồ da nổi tiếng. Được sáng lập bởi Guccio Gucci tại Florence (Ý) năm 1921. Hiện nay Gucci được coi là một trong những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, danh giá và được thừa nhận bậc nhất toàn cầu. 

 

              Kinh doanh các mặt hàng cao cấp, chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thị phi. Bên cạnh những sản phẩm sang trọng mà Gucci sản xuất, nhiều người không thể quên được cuộc chiến mà The New York Times đánh giá là cuộc chiến “dai dẳng nhất trong công cuộc đấu tranh thương hiệu trong lịch sử” hay “Cuộc chiến giữa những chiếc túi xách bạc tỷ” giữa 2 tỷ phú giàu nhất của nước mang tên thế giới của sự Lãng Mạn.

 

              2 tỷ phú nhất nhì thế giới mang tên Bernard Arnault – ông là Chủ tịch và CEO Tập đoàn LVMH – người cách đây ít ngày vừa vượt qua đồng sáng lập Microsoft Bill Gates để trở thành tỷ phú giàu thứ 2 thế giới. Người còn lại là Francois Pinault – ông chủ Tập đoàn Kering – sở hữu những thương hiệu đình đám như Alexander McQueen, Yves Saint Laurent…

 

Gucci 2

(Trên trái là Francois Pinault, bên phải là Bernard Arnault)

 

                Bernard Arnault, ông chủ LVMH, người giàu có nhất nước Pháp và đứng thứ 2 về độ giàu có nhất thế giới với giá trị tài sản trị giá 107 tỷ USD. Ông nắm trong tay 70 thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới, khoảng 4.000 nhà bán lẻ... LVMH là tập đoàn số một thế giới về xa xỉ phẩm với 70 thương hiệu cao cấp cùng khoảng 4.000 nhà bán lẻ, hoạt động trong 6 lĩnh vực nổi bật; sở hữu những thương hiệu như: Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy…  Và các nhãn hiệu đồng hồ trang sức cao cấp như: Bvlgari, Hublot, Zenith và Tag Heuer.

 

               François Pinault, tỉ phú người Pháp, ông chủ của Kering, người giàu có thứ hai của Pháp và là người giàu thứ 23 của thế giới, nhà đấu giá Christie's, quản lý hơn chục thương hiệu cao cấp đình đám trong làng thời trang thế giới như Gucci, Alexander McQueen, Yves Saint Laurent...

 

               Xét về độ giàu có,  François Pinault thua xa Bernard Arnault, nhưng xét về 20 năm trước, François Pinault mới là người chiến thắng trong cuộc chiến tranh chấp toàn quyền kiểm soát Gucci. Vậy, làm sao François Pinault có thể thành công trước một đối thủ nặng ký như vậy? Hầu như sự chênh lệch về tài sản không hề làm François Pinault chùn bước lo sợ trước âm mưu thâu tóm của gã giàu có nhất nước Pháp?

 

Gucci 3

 


               Trong một lần Domenico De Sole, CEO của Gucci năm 1999, đang trên đường di chuyển từ New York đến London thì nhận được thông tin từ người bạn thân thiết của mình Yves Carcelle, người bạn lâu năm của De Sole và là một giám đốc của Louis Vuitton báo với ông rằng tập đoàn LVMH đã thành công mua được 5% cổ phần của Gucci.

 

Gucci 4

 

               Sự thông báo này quả thật khiến cho Domenico De Sole cảm thấy “khó thở”, với Gucci, LVMH quả thật là một tập đoàn lớn và hoàn toàn có khả năng nuốt trọn Gucci. Chính điều đó đã khiến cho François Pinault vô cùng “choáng váng”, hoang mang và triệu tập toàn nhân viên cấp cao của Gucci để tìm cách đối phó. Ngay ngày hôm sau, công chúng đã đưa tin “LVMH đã âm thầm mua 5% cổ phần Gucci”

 

                 LVMH đã thành công mua được 5% cổ phần của Gucci, điều này cho ta thấy được gì? Trường hợp thứ nhất, LVMH có hứng thú với Gucci và sẽ thâu tóm hoàn toàn Gucci để làm thương hiệu đồng hành với Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy để LVMH có thể sở hữu toàn bộ tất cả các thương hiệu cao cấp. Thứ hai, LVMH sẽ mua dần dần cổ phần công ty cho tới khi giành được quyền kiểm soát chứ không thâu tóm hoàn toàn. Dù là trường hợp nào đi chăng nữa, François Pinault cũng không thể nào để Gucci lọt vào tay LVMH.

 

                 Để đoán được âm mưu của LVMH không phải là điều khó. Chỉ trong vài ngày, Bernard Arnault đã mua lại 9,5% cổ phần của Gucci từ Patrizio Bertelli, Chủ tịch Prada và không ngừng tìm cách để nắm thêm cổ phần của thương hiệu Italia. Kết quả LVMH đã có trong tay 34,4% cổ phiếu của Gucci.

 

                 Hành động nhanh một cách chớp nhoáng của Bernard Arnault đã khiến cho Gucci không kịp trở tay. Để hạ thấp giá trị cổ phiếu của LVMH, Bernard Arnault đã quyết định phát hành 37 triệu cổ phiếu mới cho Pinault-Printemps-Redoute (PPR, tên gọi trước đây của Kering). Chính quyết định này đã huy động thêm 3 tỷ USD để Gucci thự hiện một số vụ thâu tóm, bao gồm thương hiệu thời trang Yves Saint Laurent, đồng thời làm giảm tỷ lệ cổ phiếu trong tay Gucci xuống còn 20%. Với 20%, LVMH không thể kiểm soát được Gucci, đồng thời PPR đã thành công nắm giữ 42% cổ phần của công ty.

 

Gucci 5

 

                 Quyết định này của Gucci khiến Bernard Arnault tìm cách phản bác. Nếu như không thể 100% thâu tóm hoặc nắm giữ Gucci. Bernard Arnault sẽ trả thù, ăn không được thì cũng không để cho Gucci yên. Bernard Arnault đã khởi tiện về việc liên minh hợp tác giữa PPR và Gucci.

 

                  Bernard Arnault - LVMH cáo buộc Gucci đã sử dụng cổ phiếu “thuốc độc” (poison pill). Thông qua làm cho cổ phiếu của doanh nghiệp ít hấp dẫn hơn đối với công ty thâu tóm, đây là một chiến lược nhằm chống lại âm mưu thâu tóm của đối thủ. Điều đó đã khiến cho cuộc kiện cáo của LVMH và PPR/Gucci diễn ra sôi nổi. Đến tháng 3/2001, tòa án nơi Gucci đăng ký (Hà Lan) chính thức công bố việc phát hành cổ phiếu ưu đãi của công ty là hợp pháp. Gucci/PPR đã chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt với ông tỷ phú giàu có nhất nước Pháp.

 

                  Sau đó, PPR đã mua lại số cổ phiếu mà LVMH đã nắm giữa của Gucci với giá 94 USD/cổ phiếu, tổng giá trị là 806 triệu USD. Nhờ đó, tỷ lệ cổ phần của PPR trong Gucci tăng từ 42% đến 53.2%, PPR giành quyền kiểm soát toàn bộ Gucci.

 

                  Hiện nay, Gucci đã trở thành “Lá át chủ bài” của tập đoàn Kering. Theo báo cáo của Kering doanh thu đạt 7,64 tỷ euro trong nửa đầu năm 2019, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Gucci đang xếp thứ 2 trong lĩnh vực thời trang cao cấp sau Louis Vuitton của LVMH.

 

Gucci 6

 

              Lựa chọn trang phục đẹp không những cần chọn cho mình trang phục đúng kích cỡ, kiểu dáng và được thiết kế đẹp, điều thiết yếu nhất là chất lượng áo. Chất vải cùng với những đường may chắc chắn là những điều kiện tiên quyết giúp bạn thoải mái với những hoạt động của mình. Qua đó, bạn nên cận trọng trong việc lựa chọn Công ty may đồng phục chất lượng để được đảm bảo chắc chắn về chất lượng áo (độ thoải mái, thoáng mát, nhẹ,...) và đường may (độ chắc chắn, chuẩn dáng đúng form) tốt nhất để luôn có ấn tượng tốt với mọi người xung quanh, áo chất lượng còn giúp bạn có thêm niềm tin cho cả năm may mắn! 


              Liên hệ ngay với chúng tôi để chọn được những mẫu đồng phục công sở ưng ý nhất. Sự hài lòng của quý khách chính là động lực để chúng tôi không ngừng cải tiến và phát triển.

 

Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến 
Đại lý Việt Tiến chính thức tại TpHCM
Chi Nhánh 1: 818 Cách Mạng Tháng Tám Phường 05 Quận Tân Bình TpHCM
Chi Nhánh 2: 238 Phan Đình Phùng Phường 1 Quận Phú Nhuận TpHCM
Hotline: 0908039206 – 0907790061
Email: dailyviettien@gmail.com
Website: dailyviettien.com.vn
Facebook: fb.com/dailyviettien.com.vn